Khi triển khai chiến dịch marketing, doanh nghiệp bạn có đau đầu vì phải lựa chọn giữa việc sử dụng landing page hay microsite để thu hút nhiều khách hàng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tuy là 2 công cụ cực kỳ hiệu quả và phổ biến nhưng đến nay vẫn có nhiều người cho rằng microsite và landing page là một. Hiểu đúng khái niệm, mục đích và lợi ích của 2 dạng website đặc biệt này sẽ giúp bạn có lựa chọn chính xác hơn trong mọi hoạt động. Hãy cùng AIB khám phá chi tiết về cách phân biệt microsite và landing page qua bài viết sau!
1.Tổng quan về Microsite
1.1 Microsite là gì?
Có thể nhiều người vẫn chưa biết rõ về microsite. Hiểu đơn giản thì đây là một website có quy mô nhỏ và hoạt động riêng lẻ, độc lập trong khoảng thời gian nhất định so với website của doanh nghiệp. Microsite thường có nội dung tập chung chủ yếu vào sản phẩm/dịch vụ hoặc giới thiệu những sự kiện quan trọng, chương trình khuyến mãi hay ra mắt sản phẩm mới hoặc cũng có thể phục vụ cho mục đích đặc biệt nào đó như giới thiệu, làm đẹp hình ảnh doanh nghiệp…Microsite cũng có tên miền (domain) và đôi khi hoạt động dưới dạng một tên miền phụ (subdomain). Chúng ta thường bắt gặp microsite khi các thương hiệu triển khai một chiến dịch hoặc hoạt động marketing đặc biệt nào đó. Do đó, phần lớn microsite được xây dựng nhanh chóng và chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian, trung bình là từ 1 – 2 tháng.
Trong các chiến dịch marketing, microsite là một điểm chạm tiềm năng thu hút lượng lớn người dùng. Khách hàng có thể cảm thấy ấn tượng bởi hiệu ứng và chuyển động thú vị hoặc nội dung sáng tạo, giao diện bắt mắt. Vì vậy, là một trong những lựa chọn được nhiều doanh nghiệp ưu tiên đầu tư để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Thông thường, mỗi microsite sẽ nằm trên một tên miền phụ liên quan đến trang web chính của công ty, chẳng hạn:
- Website chính của Chanel là https://www.chanel.com.
- Microsite để giới thiệu về lịch sử hình thành của Chanel là: http://inside.chanel.com/
Đôi khi, microsite cũng có thể độc lập trên một tên miền có liên quan trực tiếp đến chiến dịch mà doanh nghiệp đang triển khai để khách truy cập ấn tượng, dễ nhớ hơn mà không bị nhầm lẫn với website chính thức hoặc các hoạt động khác của đối thủ.
Xem thêm: Landing page là gì Mục đích, vai trò và ví dụ về landing page
2. Microsite được dùng trong trường hợp nào?
Chức năng của microsite là giúp thương hiệu có thể truyền đạt thông tin, thể hiện hình ảnh sản phẩm và thực hiện các chiến dịch marketing. Thời gian tồn tại của microsite thường rất ngắn và kết thúc khi chiến dịch hoặc hoạt động chủ đạo chấm dứt. Vì vậy, trong trường hợp nếu bạn muốn thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ mới để xem khách hàng có chấp nhận hay không thì microsite là một lựa chọn hợp lý. Trang có thể giúp bạn phỏng đoán trước được phản ứng của khách hàng về những đổi mới hoặc hoạt động mới để từ đó có những phương án dự trù hợp lý. Một số gợi ý ứng dụng khác của microsite.
- Tạo ra điểm tiếp xúc thương hiệu cho các chiến dịch hoặc hoạt động marketing để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng quan tâm.
- Quảng bá sản phẩm và sự kiện.
- Công bố ra mắt sản phẩm hoặc giải pháp mới.
- Thu hút, chăm sóc nhóm khách hàng tiềm năng.
- Cung cấp thông tin cụ thể về một dịch vụ, sản phẩm đặc biệt muốn đẩy mạnh doanh thu trong thời gian tới.
Xem thêm: Tổng quan chi tiết về ưu nhược điểm của landing page
3. Lợi ích của microsite
Tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro
Như đã đề cập ở trên, mỗi một microsite được tạo ra với một mục đích nhất định. Doanh nghiệp có thể dựa vào những số liệu thu thập từ microsite để điều chỉnh các hoạt động marketing phía sau hoặc thiết lập tiêu chí để đánh giá ROI. Ngoài ra, trang web đặc biệt này cũng phản ánh một cách chân thực về tiềm năng phát triển của sản phẩm được giới thiệu hoặc quyết định nào đó có khả thi hay không nếu được khai thác trong những chiến dịch sau. Nếu những chỉ số phản ánh tín hiệu khả quan thì doanh nghiệp có thể tiếp tục khai thác và ngược lại. Vì thế, việc thử nghiệm thông qua microsite sẽ giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm được một khoản phí và rủi ro không đáng có trong hoạt động kinh doanh.
Rút ngắn thời gian truy cập, tăng hiệu quả cho mọi hoạt động
Đối với website thông thường, người dùng khi muốn tìm kiếm thông tin cụ thể nào đó, chẳng hạn về sản phẩm thì người dùng sẽ bị phân tâm vì có quá nhiều mục khác nhau hoặc phải qua 2 đến 3 bước click sau đó mới có thể tìm thấy phần cần đọc. Quá trình này sẽ tốn người người xem một khoảng thời gian nhất định để tổng hợp, thu thập hết những thông tin cần thiết. Nếu doanh nghiệp bạn muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi cũng như tạo ra trải nghiệm khách hàng mượt mà, nhanh chóng thì việc rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng là điều rất cần thiết. Microsite được thiết kế riêng cho một nội dung nhất định sẽ giải quyết tốt vấn đề này.
Sự tập trung, nội dung được trình bày rõ ràng, ngắn gọn súc tích và thu hút ngay từ những dòng đầu tiên khiến microsite trở nên hấp dẫn hơn so với việc phải tìm kiếm ở những trang web thông thường. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhóm đối tượng tiềm năng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Từ đó khiến microsite trở thành một trong những công cụ tối ưu rút ngắn quá trình tương tác và tạo ra chuyển đổi cho doanh nghiệp rất tốt.
Tăng hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng
Sử dụng microsite là một trong những cách hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể cải thiện thứ hạng trên trang công cụ tìm kiếm của Google. Đây chính là cơ hội tốt để bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và tăng độ uy tín cũng như tạo được hình ảnh chuyên nghiệp. Trong nhiều trường hợp, khách truy cập tuy không biết gì về doanh nghiệp bạn nhưng họ có thể vô tình tìm thấy microsite qua kết quả được trải về bởi công cụ tìm kiếm, những đường link giới thiệu hoặc bài đăng có gắn link trên các nền tảng mạng xã hội. Như vậy, nếu biết cách khai thác, microsite có thể giúp doanh nghiệp bạn khai thác sức mạnh tuyệt vời của internet để tiếp cận được nhiều người dùng hơn.
Xem thêm: Landing page trung gian chuyển đổi (Click – Through Page)
4. So sánh Landing Page và Microsite
Cho đến hiện nay vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa microsite và landing page dù đây là hai phạm trù khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để dễ dàng phân biệt microsite và landing page, AIB đã tổng hợp thông tin và tạo nên bảng so sánh sau:
Microsite | Landing page | |
Bản chất | Microsite là một trang web có tên miền riêng, được dùng để phục vụ cho một chiến dịch hoặc một hay nhiều sản phẩm, dịch vụ. | Landing page được dùng với mục đích chính để phục vụ các chiến dịch quảng cáo cho một dịch vụ/sản phẩm nào đó. |
Tên miền | Thường có dạng: www.tenchiendich.com | Như một tên miền bình thường:
www.domain.com/landingpage |
Thời gian | Mang tính thời vụ, thường chỉ tồn tại theo chiến dịch. | Có thể sử dụng lâu dài, thời gian tồn tại lâu hơn so với microsite. |
Nội dung | Thường chứa nhiều nội dung để truyền tải lượng lớn thông điệp đến khách hàng mục tiêu. | Chỉ chứa một trang duy nhất gồm nội dung ngắn gọn, súc tích và nhắm đến một mục tiêu duy nhất, tập trung vào việc kêu gọi hành động của người xem. |
Thiết kế | Thiết kế phức tạp hơn để bắt mắt, thu hút người xem, tập trung vào sản phẩm muốn quảng bá. | Thiết kế nhanh chóng và dễ dàng quản lý vì bắt nguồn từ website chính. Thiết kế cũng thường đơn giản, dễ tiếp nhận thông tin. |
Chức năng | Những thông tin trong microsite thường chi tiết, rõ ràng hơn landing page. Nội dung có thể được chia nhỏ tại nhiều mục con trên microsite. | Nội dung súc tích, ngắn gọn vì landing page chính là nơi tương tác và tạo ra chuyển đổi ngay tại trang đích. |
Về hạn chế | Tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí để thiết kế. Ngoài ra, việc thêm tên miền cho các thiết kế mới cũng dễ gây ra những nhầm lẫn cho khách hàng hoặc bên thiết kế. | Chỉ có một trang duy nhất nhằm thuyết phục và kêu gọi người xem hành động nên nếu không được xem xét kỹ có thể không đạt được hiệu quả như mục tiêu. |
5. Cách xây dựng microsite hiệu quả
Để xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, ấn tượng hơn cũng như tăng hiệu quả trong việc quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ thì việc thiết kế microsite cho chiến dịch marketing là điều rất cần thiết. Thường thì microsite chỉ tồn tại trong một khoảnh thời gian rất ngắn, thường chỉ trong khuôn khổ của một chiến dịch, thậm chí là giai đoạn đầu của chiến dịch. Do vậy, để không lãng phí và thu về được kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp, lưu ngay những gợi ý của AIB dưới đây và áp dụng:
- Đầu tư để tạo ra trải nghiệm người dùng ấn tượng: Khách hàng ngày càng khó tính khi lựa chọn mua sắm. Không chỉ microsite, họ yêu cầu các điểm tiếp xúc thương hiệu cần phải chuyên nghiệp, thu hút và đáp ứng được nhu cầu của họ. Do vậy, nếu bạn không tạo ra được trải nghiệm thân thiện với người dùng bằng cách sắp xếp các thông tin hợp lý, dễ hiểu, hình ảnh bắt mắt và tốc độ tải trang nhanh, trải nghiệm đọc giúp người dùng dễ dàng nắm bắt những ý chính cần thiết và những yếu tố khác để khiến khách hàng bị thu hút thì cơ hội sẽ dành cho đối thủ của bạn. Microsite càng ấn tượng, càng độc đáo lại càng mang lại cho doanh nghiệp bạn nhiều cơ hội kinh doanh và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ chính là chỉ sự đầu tư, nghiên cứu và chỉn chu mới đem đến kết quả kinh doanh tốt như kỳ vọng.
- Kết hợp nội dung với những hình ảnh, video và giao diện bắt mắt: Một microsite thu hút được sự chú ý của người dùng và tạo ra ấn tượng khó phai với họ cần hội tụ đủ các yếu tố cả về nội dung lẫn giao diện. Điều này giúp bạn tạo được những kích thích để tăng tỷ lệ chuyển đổi nhanh chóng. Một sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải chính là họ quá chú trọng vào chỉ một yếu tố mà quên mất những thứ khác. Chẳng hạn khi đã có nội dung ưng ý thì họ bỏ quên phần bố cục, giao diện của trang. Khi khách hàng nhận thấy hình thức của microsite không bắt mắt, thu hút thì khả năng cao họ sẽ bỏ qua mà không đọc nội dung. Và ngược lại, khi giao diện bắt mắt, hấp dẫn nhưng nội dung không đem lại giá trị cho người đọc thì họ cũng sẽ không bị thuyết phục mà hành động hay mua hàng của doanh nghiệp.
- Liên kết microsite đến các trang mạng xã hội khác: Hãy xây dựng cho mình một mạng lưới những điểm tiếp xúc để tăng khả năng thu hút khách hàng tiềm năng cũng như bổ trợ nội dung cho nhau giữa các kênh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi microsite của bạn xuất hiện trên các trang mạng xã hội khác, khách hàng cũng sẽ ấn tượng hơn về sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp nghiệp. Ngoài ra, việc họ xem và chuyển tiếp giữa các kênh khác nhau cũng khiến hành trình khách hàng của họ đi được qua nhiều điểm chạm, họ cũng có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp. Điều này khiến khả năng họ đưa đến hành động như đăng ký nhận thông tin hay mua hàng tăng lên.
Muốn xây dựng và quản lý microsite hoạt động một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải chú trọng nghiên cứu kỹ ngay từ khâu hình thành ý tưởng đến lúc thực thi và liên tục kiểm soát, điều chỉnh nếu cần thiết. Mọi hoạt động khi có kế hoạch và tính toán kỹ càng sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro cũng như tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải biết cách giữ chân các thành viên tham gia microsite để biến họ thành một cộng đồng, tạo ra những hiệu ứng về marketing truyền miệng, marketing 0 đồng.
6. Một vài Case study về microsite nổi bật
Để hiểu rõ hơn, cùng AIB khám phá ngay 1 số ví dụ minh họa về microsite.
Đầu tiên chính là ví dụ về microsite nổi tiếng thế giới của Spotify. Thường được xem là “lễ kỷ niệm” âm nhạc sau một năm, trang web tương tác của nền tảng này được cá nhân hóa cho từng người dựa trên thói quen nghe nhạc của người dùng. Theo đó, khi truy cập microsite, bạn có thể xem được những bản tóm tắt đã cá nhân hóa và chi tiết như bài hát được phát nhiều nhất trong năm, các nghệ sĩ hàng đầu theo mùa và lượng thời gian bạn dành cho việc nghe nhạc trên nền tảng. Những thông tin này hoàn toàn khác biệt giữa những người dùng và tạo cho họ cảm giác thích thú, muốn được chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội khác về sở thích của bản thân. Microsite đặc biệt này dần trở thành trend vô cùng hot mỗi dịp cuối năm khiến những “fan cứng” của Spotify không thể bỏ lỡ mỗi dịp cuối năm.
Dù chỉ thông qua một microsite chia sẻ về thói quen của người dùng và dù chỉ xuất hiện vào dịp cuối năm, Spotify đã thành công trong việc tạo mối liên hệ chặt chẽ và khơi gợi sự thích thú nơi người dùng.
Hay một ví dụ khác về microsite của NASA có tên NASA Spacecraft được ra mắt công chúng để lập danh mục tất cả các tàu vũ trụ từng được phóng lên không gian từ lần đầu tiên vào năm 1960 cho đến lần phóng gần đây nhất. Khách truy cập có thể quan sát hình ảnh ba chiều của mỗi con tàu. Không dừng lại ở đó, bạn có thể xoay và xem từ nhiều góc độ khác nhau, cùng với đó là mô tả ngắn gọn về thông tin liên quan đến con tàu.
7. Nên lựa chọn dịch vụ làm landing page hay microsite?
Có một điểm tương đồng giữa Microsite và Landing page đó là cả hai đều dùng để phục vụ cho một chiến dịch marketing cụ thể, kéo dài trong khoảng thời gian nhất định. Do vậy, nhiều người lại băn khoăn không biết nên chọn công cụ nào cho phù hợp để đạt được kết quả mong muốn.
Theo AIB, sẽ không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc liệu nên lựa chọn dịch vụ làm landing page hay microsite. Thay vào đó, bạn cần xác định rõ đâu là mục tiêu của chiến dịch, nguồn lực cũng như khả năng của doanh nghiệp mình để biết đâu là sự lựa chọn phù hợp. Sau đó, hãy đọc kỹ những nội dung về cả 2 công cụ trên để biết rõ về khái niệm, công dụng cũng như ưu nhược điểm của từng loại. Từ đó bạn mới có thể đưa ra được phương án tốt nhất.
Một số điểm quan trọng bạn cần lưu ý bao gồm:
- Landing page thường được sử dụng với mục tiêu cung cấp những thông tin về điểm nổi bật của sản phẩm, số liệu, dẫn chứng và đặc biệt là CTA để thuyết phục khách hàng và kêu gọi họ đi đến hành động cuối cùng. Do đó, nếu bạn nhắm đến việc nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thì đây sẽ là công cụ phù hợp.
- Mục đích của microsite là giúp cho khách hàng có được nhận thức rõ ràng hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Do vậy, nếu bạn muốn những thông tin về sản phẩm dịch vụ hay nhãn hàng của mình nhanh chóng tiếp cận cũng như tạo ra được ấn với khách hàng mục tiêu hay tăng nhận thức thương hiệu thì đây sẽ là công cụ hợp lý bạn nên lựa chọn.
Kết luận
Microsite và Landing page là 2 nền tảng tiềm năng giúp doanh nghiệp bạn có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các hoạt động marketing. Dù là công cụ phổ biến và được sử dụng nhiều nhưng có nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa 2 dạng web trên. Mong rằng những chia sẻ của AIB sẽ giúp bạn phân biệt rõ microsite và landing page. Để tối ưu hiệu quả của những chiến dịch marketing bằng microsite và landing page, liên hệ ngay với AIB để được tư vấn và hỗ trợ bạn nhé!