Khi đưa landing page đi vào hoạt động, việc giảm bounce rate cho trang là điều vô cùng cần thiết để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động marketing của doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, làm cách nào để khách truy cập không thoát khỏi trang của bạn chỉ sau một khoảng thời gian tiếp xúc ngắn ngủi mà chưa kịp xem bất cứ nội dung nào? Cùng AIB khám phá ngay câu trả lời làm sao để giảm bounce rate cho trang landing page qua bài viết sau!
1. Bounce rate là gì?
Bounce rate là một chỉ số quan trọng dùng để đo lường sự hấp dẫn và hiệu quả của trang landing page. Theo đó, đây chính là tỷ lệ khách truy cập vào trang sau đó rời đi so với lượng người ở lại trang web và tương tác hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào đem đến lợi ích cho doanh nghiệp như xem thêm nội dung hoặc nhấp vào liên kết.
Do vậy, Bounce rate được dùng như một tiêu chí đánh giá thành công và hiệu quả trang. Theo đó, Bounce rate cao thường đồng nghĩa với việc trang đem đến giá trị gì đó cho khách hàng và họ hứng thú, muốn tiếp tục tìm hiểu về doanh nghiệp. Ngược lại, nếu người dùng vào một trang web và lập tức thoát ra thì đây là dấu hiệu cảnh báo landing page của bạn đang hoạt động không hiệu quả.
2. Tỷ lệ bounce là bao nhiêu?
Có thể nói tỷ lệ thoát chính là một phép đo đơn giản về chất lượng nội dung cũng như hiệu quả triển khai của landing page. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc người dùng có hứng thú với trang họ đang xem hay không, cả chủ quan lẫn khách quan. Do vậy, không có cái gọi là Bounce rate điển hình. Và với hơn bốn tỷ trang trên Internet, thật khó để khái quát hóa công thức cho tỷ lệ bounce. Định nghĩa về Bounce rate “tốt” cũng mang tính chủ quan người đánh giá cũng như dựa trên loại trang và nguồn lưu lượng truy cập.
Dưới đây là những số liệu sơ bộ về Bounce rate tốt theo ngành bạn có thể dùng để tham khảo. Cụ thể:
- Trang nội dung: 40% – 60%
- Trang thu hút khách hàng tiềm năng: 30% – 50%
- Bài đăng trên blog: 70% – 90%
- Trang trang bán lẻ/thương mại điện tử: 20% - 40%
- Trang dịch vụ: 10% – 30%
- Trang phục vụ quảng cáo, chuyển đổi khách hàng: 70% – 90%.
Trên đây là tỷ lệ phổ biến ở một số ngành hàng. Tuy nhiên, làm sao để biết được trang có bạn có mức bounce rate là bao nhiêu? Cùng khám phá nội dung dưới đây.
Xem thêm: 10 Cách tối ưu landing page giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
3. Cách tính Bounce Rate của Landing page
Trong Google Analytics, bạn có thể thấy số liệu Bounce rate trong các báo cáo thông qua hình thức bảng dữ liệu, chẳng hạn báo cáo trong các tab Acquisition, Behavior, and Conversion (nằm trong thanh menu bên trái). Bạn có thể thấy bảng dữ liệu hiển thị Bounce rate trong Behavior > Site Content > All Pages report.
Ngoài ra, để tính Bounce Rate của một trang riêng lẻ được tính theo cách sau:
Bạn chia số phiên trên một trang bắt đầu và kết thúc trên một trang cụ thể cho tổng số phiên bắt đầu và tiếp tục từ cùng một trang đó. Chẳng hạn, nếu 50 trong số những người dùng truy cập trang của bạn và 2 người trong số họ thoát ra mà không thực hiện hành động gì khác thì Bounce rate là 4%. Công thức cụ thể:
Tỷ lệ thoát trang = Số phiên trên một trang/Tổng số phiên bắt đầu từ trang
4. Các cách để giảm bounce rate cho trang landing page
Rõ ràng, Bounce rate có tầm quan trọng nhất định trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của landing page. Vậy làm cách nào để bạn có thể giảm tỷ lệ này và đem đến cho khách hàng trải nghiệm sử dụng ấn tượng hơn? AIB đã tổng hợp chi tiết và gợi ý cho bạn một số phương pháp hiệu quả sau:
Tạo lời kêu gọi hành động thu hút
Suy cho cùng, mục đích cốt lõi của landing page là thuyết phục người dùng thực hiện một hành động cụ thể nào đó, chẳng hạn cung cấp thông tin, mua hàng hoặc tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm, dịch vụ. Do đó, nếu phần CTA không thu hút, hấp dẫn hay tác động mạnh mẽ thuyết phục thì họ sẽ không hành động. Và điều này đồng nghĩa với việc Bounce rate thấp, landing page kém hiệu quả.
Do vậy, bạn cần xem xét liệu CTA đã đủ nổi bật, lôi cuốn và hấp dẫn hay chưa. Khách hàng của bạn họ quan tâm đến điều gì, lý do nào khiến họ phải hành động và cách nào mà doanh nghiệp bạn có thể sử dụng để họ không thể phớt lờ lời kêu gọi trên trang.
Giao diện trang bắt mắt, ấn tượng
Khi khách hàng nhanh chóng thoát trang, bạn cần xem xét thiết kế landing page đã đủ hấp dẫn và ấn tượng hay chưa. Màu sắc, cách phối kết hợp các phần, bố cục và mọi thứ liên quan đến giao diện ảnh hưởng rất nhiều đến đánh giá của khách hàng. Họ sẽ nhìn nhận doanh nghiệp của bạn không chuyên nghiệp, không đủ uy tín để họ tin tưởng hay thực hiện mua sắm nếu trang không có thiết kế đẹp, thu hút.
Nội dung đem đến giá trị
Không có lý do gì để người dùng tốn thời gian, công sức tìm hiểu một nội dung không đem lại giá trị gì cho họ. Vì thế, hãy nghiên cứu kỹ đối tượng mục tiêu và đảm bảo bài viết hoặc chia sẻ của bạn luôn đem lại cho người đọc một lợi ích cụ thể nào đó.
Không chỉ là Bounce rate, nội dung chất lượng còn giúp doanh nghiệp bạn tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng tiềm năng. Họ khám phá landing page của bạn, họ yêu thích và cảm thấy có ích, họ sẽ theo dõi những nền tảng khác và dần dần, họ trở thành khách hàng của bạn khi có nhu cầu.
Mọi thứ cần minh bạch và rõ ràng
Người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn trong tiêu thụ nội dung và mua sắm. Do đó, hãy luôn đảm bảo rằng mọi thứ bạn đưa vào landing page đều rõ ràng để người dùng không cảm thấy bị lừa hoặc khó chịu thậm chí tẩy chay doanh nghiệp bạn. Đừng thử lòng tin của khách hàng. Mọi thứ từ tiêu đề, mô tả đến nội dung và hình ảnh cần nhất quán để tạo được ấn tượng tốt với khách hàng.
Tương thích với mọi thiết bị
Việc khách hàng dùng thiết bị di động để duyệt web thay vì máy tính đang dần trở nên phổ biến. Vì thế, landing page đẹp, thu hút đến mấy cũng sẽ mất hết hiệu quả nếu không tương thích với thiết bị di động. Thiết kế trang có khả năng đồng bộ hiển thị trên mọi thiết bị cho thấy bạn đang rất coi trọng thời gian và cảm nhận của khách hàng.
Tối ưu hóa SEO cho landing page
Việc tối ưu hóa SEO cho landing page là yếu tố quan trọng để thu hút người dùng. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng nội dung trên trang được tối ưu SEO với các từ khóa phù hợp, thẻ tiêu đề, mô tả sẽ hiển thị. Google thông qua thuật toán sẽ tiến hành đánh giá trang, nếu landing page có từ khóa phù hợp và nội dung chất lượng thì mới có vị trí cao trên kết quả tìm kiếm trả về cho người dùng tìm kiếm.
Tăng tốc độ load trang
Không người dùng nào thoải mái khi phải chờ đợi. Do đó, tốc độ tải trang nhanh chóng có thể tạo cho doanh nghiệp bạn lợi thế cạnh tranh nổi bật nhất định. Hơn thế, việc không phải chờ trang load giúp tăng giữa bán hàng và giảm tỷ lệ thoát bounce rate.
Bạn có thể tham khảo Google PageSpeed như một công cụ cung cấp điểm chuẩn trong lĩnh vực quảng cáo. Một công ty SEO phát hiện ra rằng ngay cả khi thời gian tải chậm hơn 1s cùng có thể dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn 7%.
Để tốc độ tăng nhanh hơn, hãy chú ý đến hình ảnh, video hoặc các yếu tố bạn đưa vào trang. Bên cạnh đó, bằng cách tối ưu hóa mã nguồn (bao gồm loại bỏ khoảng trống, dấu phẩy và các ký tự không cần thiết khác), bạn cũng có thể rút ngắn đáng kể thời gian chờ của khách hàng. Google khuyến cáo người dùng sử dụng công cụ Compressor cho cả CSS và JavaScript để cải thiện chỉ số này.
Tránh những Popup không cần thiết
Việc sử dụng popup để thông báo hoặc thu hút sự chú ý của cho người dùng rất phổ biến và dễ hiểu. Tuy nhiên, cửa sổ popup có thể khiến người xem thấy khó chịu, giảm hứng thú đáng kể thậm chí thoát trang ngay lập tức vì thấy đang bị làm phiền.
Do vậy, mỗi khi quyết định đưa các cửa sổ nhỏ vào landing page, bạn cần xem xét và tính toán kỹ lưỡng để popup hoạt động hiệu quả mà không khiến khách hàng có cảm xúc tiêu cực. Chẳng hạn, bạn có thể tặng họ ưu đãi hấp dẫn hoặc đem đến thông tin hữu ích nào đó.
Kết luận
Như vậy, thông qua bài viết trên AIB đã tổng hợp cho bạn top những cách hiệu quả làm sao để giảm bounce rate cho trang landing page. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp bạn xây dựng và phát triển landing page tốt hơn trong tương lai. Liên hệ với AIB ngay để đội ngũ chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ, tư vấn giúp bạn cách khai thác tiềm năng của landing page để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh bạn nhé!