Cách tối ưu bố cục landing page giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi

Mục lục

Landing page chuyên nghiệp, chuẩn SEO sẽ đem đến cho doanh nghiệp bạn rất nhiều lợi ích. Khi trang đích có thiết kế thực sự nổi bật và nội dung chất lượng, doanh nghiệp có thể tăng doanh số, thị phần và tính cạnh tranh so với đối thủ. Nếu như bạn đang tìm một bài viết để tham khảo về bố cục landing page chuẩn, thu hút thì đây là bài viết dành cho bạn, cùng AIB khám phá ngay.

1. Công thức để thiết kế bố cục landing page đẹp

Ngày nay, bố cục thẩm mỹ và cách sắp xếp hợp lý trở thành một lý do khiến người dùng bị thu hút và ở lại trang lâu hơn. Do vậy, nghiên cứu và đầu tư vào giao diện của landing page giúp doanh nghiệp của bạn tạo được lợi thế cạnh tranh lớn so với những đối thủ cạnh tranh. Và khi người dùng bị hấp dẫn và dừng lại đọc khám phá landing page, cơ hội được yêu thích, lựa chọn và thực hiện các hành động như “đăng ký”, mua sắm của khách hàng cũng sẽ tăng lên.

Theo đó, có một công thức hiệu quả và cũng là những tiêu chí mà bố cục landing page cần đáp ứng nếu muốn thu hút được lượng lớn khách hàng đó là: C.O.N.V.E.R.T.S (chuyển đổi). Các yếu tố tạo ra công thức này gồm:

  • C = Call To Action: Kêu gọi hành động
  • O = Offer: Đem đến lợi ích
  • N = Narrow Focus: Tập trung vào vấn đề nhất định
  • V = Very Important Attributes: Những đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ
  • E = Effective Headline: Tiêu đề thu hút
  • R = Resolution – Savvy Layout: Bố cục và kích cỡ chuẩn
  • T = Tidy Visuals: Hình ảnh chất lượng
  • S = Social Proof: Sử dụng minh chứng thuyết phục

bố cục nội dung landing page

Xem thêm: Cách làm landing page chuyên nghiệp, tăng chuyển đổi

2. Các yếu tố chính trong bố cục landing page

Theo đó, để tạo nên bố cục landing page chuẩn chỉnh cần có các yếu tố sau:

2.1 Tiêu đề chính và phụ trong trang đầu tiên

Tiêu đề gần như là yếu tố đầu tiên người xem nhìn thấy khi tiếp cận bất kỳ bài đăng hay website nào trên internet. Do vậy, bạn nên quan tâm và chau chuốt sao cho tiêu đề chính và tiêu đề phụ của trang đầu tiên trở nên thu hút, hấp dẫn nhất. Một tiêu đề hay là tiêu đề đánh đúng vào nhu cầu đọc của người xem, có những động từ mạnh hoặc từ ngữ gây ra sự tò mò, muốn tìm hiểu. Theo đó, tiêu đề chính và tiêu đề phụ doanh nghiệp lựa chọn cần đáp ứng được 2 tiêu chí sau:

  • Tạo ra cảm xúc cụ thể với người xem, có thể là sự tò mò, kích thích hoặc cũng có thể là sự vui vẻ, phấn khởi để họ muốn tìm hiểu hết landing page.
  • Cung cấp thông tin sơ bộ về sản phẩm, dịch vụ 1 cách ngắn gọn, súc tích nhưng phải thật sáng tạo. Khách hàng sẽ bỏ qua không đọc tiếp landing page nữa nếu tiêu đề quá quen thuộc, nhàm chán.

Muốn làm được những điều này, người viết cần phải hiểu rõ khách hàng của mình. Không có một công thức cụ thể nào cho việc đặt tiêu đề. Chỉ khi biết rõ ai đang là người đọc và họ muốn đọc những nội dung gì mới giúp doanh nghiệp chọn được tiêu đề hấp dẫn nhất.

2.2 Hình ảnh và video

Hình ảnh và video bao giờ cũng sẽ hấp dẫn hơn một đoạn văn bản khô cứng, nhàm chán. Do vậy đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần đầu tư nếu muốn bố cục landing page thu hút và dễ dàng tiếp nhận hơn. Với sự thay đổi trong thị hiếu khi khách hàng yêu thích tiếp nhận thông tin qua các định dạng khác nhau cũng như một số điều chỉnh trong thuật toán của công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google khiến việc đầu tư vào hình ảnh và video của doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những hình ảnh bắt mắt và video hấp dẫn cũng sẽ giúp doanh nghiệp để lại ấn tượng tốt hơn về sản phẩm, dịch vụ cũng như sự chuyên nghiệp, uy tín với khách hàng.

Ngoài ra, khi mà tính chân thực là yếu tố được khách hàng ngày càng coi trọng khi tìm hiểu thông tin về sản phẩm dịch vụ thì hình ảnh, video sẽ là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tạo được niềm tin của “thượng đế”.  Những tấm hình hay thước phim có thể trực quan hoá các tính năng của sản phẩm, dịch vụ một cách bắt mắt. Người xem sẽ dễ dàng nắm được thông tin cũng như tăng khả năng tin tưởng và thực hiện mua sắm hơn.

2.3 Lợi ích sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng của landing page vẫn là giới thiệu sản phẩm dịch vụ hoặc tạo hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp để từ đó tăng doanh số, thị phần. Vì vậy, phần nội dung tập trung mô tả ưu điểm nổi bật của sản phẩm dịch vụ cần được đầu tư và chau chuốt ở bất cứ trang đích nào.

Thông thường, bất kể ai trước khi bỏ tiền ra mua sắm cũng muốn tìm hiểu về lợi ích và tính năng mà sản phẩm/dịch vụ đó có thể đem lại. Khi xây dựng bố cục landing page, doanh nghiệp cần tìm những cách sáng tạo, thu hút nhất để làm nổi bật lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ có. Đồng thời, cũng cần tạo ra điểm khác biệt nhất định để mặt hàng của doanh nghiệp không bị nhầm lẫn với đối thủ. Người xem sau khi xem sẽ có cơ hội cân nhắc lựa chọn sản phẩm của bạn nếu những điều doanh nghiệp đem đến phù hợp với giá trị họ đang tìm kiếm.

Khi hoàn thiện phần nội dung này, bạn nhất định phải tìm vị trí nổi bật, thu hút nhất để người xem dễ dàng nhìn thấy lợi ích của sản phẩm. Điều này không chỉ tăng khả năng khách hàng nhìn thấy và bị thuyết phục mà còn giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm được thiện cảm của khách hàng vì họ dễ tìm được nội dung cần thiết. Bạn có thể tham khảo sử dụng màu tương phản với nền hoặc font chữ đặc biệt to hơn những nội dung khác.

bố cục cho landing page

Xem thêm: Kích thước landing page chuẩn cho tất cả các loại thiết bị

2.4 Social proof

Minh chứng cụ thể, rõ ràng và chân thực khiến nội dung của thương hiệu trở nên thuyết phục hơn. Và khi đã có niềm tin, việc chọn mua sản phẩm dịch vụ của thương hiệu cũng chỉ là vấn đề về thời gian. Do vậy, Social proof cũng đóng vai trò quan trọng trong bố cục Landing page.

Thường thì khách hàng sẽ có xu hướng tin vào những nhận xét, đánh giá của người đã mua và sử dụng dịch vụ, sản phẩm hơn là những nội dung quảng cáo của doanh nghiệp. Vì vậy, để có được sự tin tưởng của khách hàng, việc đưa ra những bằng chứng rõ ràng, tổng hợp những lời nhận xét feedback của khách hàng cũ là một chiến lược vô cùng hữu hiệu. Với mức chi phí tiết kiệm, doanh nghiệp có thể tận dụng social proof để thu về kết quả kinh doanh cực kỳ cao nếu biết khai thác đúng cách. Một số gợi ý mà bạn có thể áp dụng nội dung này cho landing page:

  • Đánh giá trực tiếp của khách đã mua hàng
  • Video cảm nhận của khách hàng (hoặc đặt liên kết dẫn đến video).
  • Lời chứng thực, cảm nhận của khách (testimonial).
  • Các logo đại diện của các công ty khách hàng, hoặc đối tác để thể hiện sự uy tín
  • Bài viết báo chí (PR) về sản phẩm, dịch vụ hoặc về uy tín của doanh nghiệp

2.5 Feedback của khách hàng

Là một nội dung nhỏ nằm trong phần Social proof, feedback của khách hàng cũng đem đến lợi ích giống như những loại minh chứng khác. Khi tập trung làm nổi bật mục này, doanh nghiệp cần chú ý chọn lọc đánh giá, phản hồi sao cho phù hợp.  Người dùng không bao giờ muốn mình là “vật thí nghiệm” khi mua một sản phẩm còn quá mới, chưa qua sử dụng. Feedback cần phải chi tiết, chân thật và rõ ràng để tạo niềm tin đủ lớn khiến người xem mua hàng. Ngoài ra, mục feedback phải được trình bày thật ngắn gọn, tránh lan man vì khách hàng có thể bỏ qua không đọc.

2.6 Call to Action (Lời kêu gọi hành động)

Để tăng tỷ lệ chuyển đổi, Call to Action (CTA) hay lời kêu gọi hành động là phần nội dung không thể thiếu trong bố cục landing page. Một lời kêu gọi hành động phù hợp và đủ mạnh mẽ có thể thu hút khách hàng và thuyết phục họ thực hiện những điều doanh nghiệp mong muốn. Những “hành động mong muốn” có thể là click vào nút “Mua hàng”, “Thêm hàng vào giỏ hàng” hay đơn giản chỉ là click vào link sản phẩm, “Đăng ký” hoặc “Tìm hiểu thêm”.

Nội dung phía trên có hay đến mấy mà phần CTA không tạo ra tính cấp thiết, thúc giục người xem hành động ngay và luôn thì hiệu quả của landing page cũng sẽ giảm đi đáng kể. Khách hàng không có nhiều thời gian để xem kỹ những thông tin của doanh nghiệp. Khách hàng cũng có thể tìm hiểu một landing page của doanh nghiệp này nhưng lại mua hàng ở nơi khác có phần kêu gọi thu hút hơn. Do đó, hãy nghiên cứu và đặt phần CTA ở vị trí nổi bật nhất với nội dung hấp dẫn nhất để người xem không thể rời mắt và thực hiện những hành động đúng theo cách mà thương hiệu mong muốn.

bố cục của 1 landing page

2.7 Thông tin liên hệ

Sau khi đọc hết nội dung được trình bày trong landing page, sẽ ra sao nếu khách hàng bị thuyết phục và muốn liên hệ với doanh nghiệp bạn để mua hàng? Chắc hẳn đó sẽ là một thiếu sót lớn và khiến những nỗ lực phía trước trở nên vô nghĩa. Vì vậy, hãy luôn làm nổi bật phần thông tin liên hệ của doanh nghiệp trên landing page. Trong đó, những nội dung quan trọng như tên người có thể liên hệ, số điện thoại, email, địa chỉ…là bắt buộc phải có. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm những thông tin khác như chủ doanh nghiệp, người giám hộ hoặc người chịu trách nhiệm pháp lý…vào phần này.

Xem thêm:Cách chỉnh sửa landing page trên công cụ Ladipage chi tiết

3. Phương pháp thiết kế bố cục landing page

Có một số phương pháp hiệu quả được ứng dụng phổ biến khi thiết kế bố cục landing page mà bạn nhất định phải biết, bao gồm:

3.1 Tập trung vào mục tiêu duy nhất

Quá nhiều nội dung khiến người xem dễ bị “ngộp” thông tin và thậm chí là phản tác dụng. Do vậy, landing page chỉ nên tập trung vào một số mục tiêu nhất định và trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, thuyết phục nhất. Khi có đích đến rõ ràng, việc lập kế hoạch, triển khai nội dung cũng sẽ nhất quán hơn. Lúc này, khả năng chuyển đổi thành công cũng sẽ cao hơn.

Hãy thúc đẩy khách truy cập thực hiện hành động mong muốn bạn đã đặt ra trước đó. Điều này sẽ giúp khoản đầu tư vào landing page của bạn không trở nên lãng phí. Đây là lý do tại sao nhiều trang đích dù không có menu hoặc nhiều liên kết ra bên ngoài nhưng vẫn thu về hiệu quả tốt. Việc có trọng tâm trong xây dựng nội dung khiến khách hàng không bị xao nhãng và ấn tượng về thông điệp của doanh nghiệp.

Tập trung vào mục tiêu duy nhất

3.2 Sử dụng hình ảnh chất lượng, hấp dẫn

Những thiết kế landing page có bố cục thu hút nhất đều có hình ảnh nổi bật, chất lượng cao. Bất kể đoạn văn bản của bạn được viết hay như thế nào, thiếu đi hình ảnh liên quan thì tính trực quan sinh động cũng như sức thuyết phục sẽ giảm đi phân nửa. Hình ảnh của bạn cần phải hấp dẫn, có liên quan và nhất quán với nội dung cũng như thương hiệu riêng.

Một hình ảnh tốt ngoài việc tăng tính thẩm mỹ, tạo ra sự sinh động cho landing page còn góp phần nâng cao hiệu quả của trang. Do vậy, qua hình ảnh doanh nghiệp cần thể hiện được một số điều như: ưu điểm của sản phẩm dịch vụ, đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp, lý do thuyết phục khách hàng hành động ngay…

3.3 Sử dụng điểm ảnh 1/3 cho bố cục landing page

Nghiên cứu cho thấy, mắt người khi nhìn vào một hình ảnh, trang tin nào đó thì thường có 4 điểm ưu tiên thấy trước như ảnh phía dưới. Do vậy, ứng dụng khoa học vào việc thiết kế bố cục landing page, bạn nên tập trung đặt những thông tin quan trọng vào 4 điểm này.

Chẳng hạn, hình ảnh thì nên đặt dọc bên trái với tiêu đề ở bên phải và nút CTA thấp hơn một chút ở bên phải. Khách hàng khi truy cập sẽ thấy tiêu đề, nội dung quan trọng và sau cùng là phần CTA. Họ bị dẫn dắt để tò mò, khám phá và thực hiện hành động doanh nghiệp mong muốn mà không hề hay biết. Điều này sẽ giúp landing page của bạn thu về hiệu quả cao hơn.

Sử dụng điểm ảnh 1/3 cho bố cục landing page

3.4 Hạn chế cuộn đến mức tối thiểu

Đưa thông tin bổ sung về sản phẩm hoặc cách thức mua hàng giúp tăng hiệu quả chuyển đổi của landing page. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không được quá sa đà chỉ nói về sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp của mình. Khách hàng không có đủ kiên nhẫn để đọc hết những thông tin được doanh nghiệp chia sẻ. Vì vậy, dông dài có thể là lựa chọn không thông minh khi làm giảm trải nghiệm khách hàng thậm chí làm họ khó chịu và thoát trang khi cuộn quá nhiều lần mà không tìm được thông tin cần thiết.

Nếu như landing page cần chứa nhiều thông tin, bạn có thể tìm cách chuyển hướng người xem đến một trang khác để tránh nhàm chán và cảm giác “ngộp” khi cuộn quá nhiều.

3.5 Mô đun (Sections)

Module là một thuật ngữ chuyên ngành phổ biến trong việc thiết kế website. Từ này được dùng để miêu tả một chuyên mục trong trang với nhiều thành phần có chức năng giống nhau. Nếu như website là bộ Lego, các module sẽ là những mảnh ghép khác nhau của bộ Lego đó. Vì vậy, khi doanh nghiệp có thể sắp xếp, lắp ráp những module một cách hợp lý thì landing page sẽ trở nên gọn gàng, chuyên nghiệp và thuyết phục khách hàng hiệu quả hơn.

Khi chia nhỏ các phần nội dung theo cách phù hợp, bạn cũng sẽ dễ dàng quản lý, theo dõi sát sao sự thay đổi của từng mục. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và cả nguồn lực dùng để quản trị landing page. Ngoài ra, chia trang thành các phần nội dung khác nhau cũng sẽ giúp bạn dễ phân công trách nhiệm cho nhân sự liên quan hơn. Công việc sẽ không bị trùng lặp và hiệu quả hơn rất nhiều nếu doanh nghiệp biết cách quản trị các module trong website,

3.6 Responsive Design

Responsive Web Design (RWD) hiện nay đang là xu hướng mới trên thị trường. Theo đó, khi ứng dụng RWD, quy trình thiết kế và phát triển landing page sẽ đáp ứng mọi thiết bị của người dùng theo các tiêu chí kích thước và chiều của màn hình khác nhau. Những kỹ thuật được sử dụng để tạo nên RWD cũng rất phức tạp, bao gồm: flexible grid, responsive image và CSS media query và một số biện pháp khác.

Responsive Design

Khi người dùng chuyển từ máy tính xách tay sang máy tính bảng hay điện thoại, trang web tự động chuyển đổi để phù hợp với kích thước màn hình sẽ tăng sự chuyên nghiệp và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Điều này giúp giảm chi phí thực hiện nhiều thiết kế web khác nhau và tăng hiệu quả chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Kết luận

Mong rằng bài viết trên của AIB digital đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bố cục landing page chuẩn được các doanh nghiệp lớn nhỏ ứng dụng phổ biến hiện nay. Để có được một trang đích hiệu quả, đem về doanh thu như kỳ vọng thì việc đầu tư bài bản và triển khai nghiêm túc là điều vô cùng cần thiết. Theo dõi và liên hệ với AIB digital ngay để biết được những kiến thức chuyên môn quan trọng cũng như các “bí quyết” để đạt được thành công bạn nhé!

Tư vấn dịch vụ miễn phí

facebook-icon
phone-icon